Là một nhân vật không được xuất hiện quá nhiều trong siêu phẩm truyền hình Tây Du Ký bản 1986 của điện ảnh trung quốc nhưng Na Tra đã để lại không ít ấn tượng cho khán giả, tạo hình nhỏ bé với phép thuật không phải dạng vừa, lại là một “quân tử” chính hiệu, đã được nhiều nhà làm phim cho lên màn ảnh rộng sau đó, trong đó nổi tiếng nhất của Đắc Kỷ Trụ Vương của TVB, về nhì phải kể đến Truyền Thuyết Na Tra của điện ảnh Singapore, từng làm mưa làm gió tại Việt Nam, ăn sâu vào ký ức của không ít bạn trẻ. Truyền Thuyết Na Tra thậm chí còn phát hành từ trước, trở thành siêu phẩm 1999 được biết tới trên khắp châu Á qua diễn xuất đỉnh cao của sao nhí Tào Tuấn, sau này phim cũng được thuyết minh và chiếu trên THVL1 của Việt Nam.
Nhân vật chính của Truyền Thuyết Na Tra là cậu bé Natra, vốn hạ giới theo lệnh của Thiên Đình, là một người tài hoa xuất chúng, bản tính thiện lương và luôn hướng về chính nghĩa. Na Tra trước đó là Linh Châu Tử, đệ tử của Thái Ất Chân Nhân. Một lần, Cửu Vĩ Hồ lên trời ăn trộm đào tiên, không may bị bắt và bị Nữ Oa Nương Nương giam vào lưới trời. Do sơ suất mà Linh Châu Tử để con hồ ly chạy mất, nên đã bị phạt nặng, giữ được mạng nhưng cậu bị giáng xuống trần, cho đầu thai vào nhà Lý Tịnh, vốn là một vị tướng của vua Trụ.
Mẹ của Natra là Ân Thị, từ ngày còn nhỏ cậu đã rất yêu mẹ, luôn quấn lấy mẹ, thế nhưng lại mâu thuẫn với cha. Bản tính nghịch ngợm, ương bướng và cũng có tố chất con nhà võ, Na tra gây ra không ít phiền phức cho cha mẹ, đây cũng là lý do khiến tình cảm cha con ngày càng rạn nứt. Sau khi Na Tra rút gân Long Tam Thái Tử, Tứ Hải Long Vương đã dâng nước ngập Trần Đường Quan, bắt Lý Tịnh phải giao nộp Na Tra. Không muốn liên lụy tới cha mẹ và người dân trong vùng, Na Tra đã “róc xương trả mẹ, lóc thịt trả cha”, hi sinh để cứu toàn bộ dân chúng Trần Đường Quan…