Khai thác đề tài phật giáo vốn là thế mạnh của điện ảnh trung quốc nhưng đạo diễn Hàn Quốc Kim Ki-Duk đã cho thấy ông không làm phim thì thôi chứ một khi đã làm thì chỉ có 2 từ để miêu tả là “xuất sắc” bởi Xuân Hạ Thu Đông Rồi Lại Xuân chính là bộ phim khai thác về Phật giáo được nhiều nhà phê bình đánh giá là ấn tượng nhất của điện ảnh Châu Á nói chung từ trước tới nay. Chỉ vài diễn viên, vài bối cảnh, kinh phí cũng chẳng tốn là bao… Xuân Hạ Thu Đông Rồi Lại Xuân lại mang tới những triết lý không thường thấy ở Hàn quốc nhưng khiến người người ta nhớ mãi không quên.
Nội dung phim khá đơn giản, chỉ là miêu tả cuộc sống của một chú tiểu từ lúc còn bé cho tới khi trưởng thành trong một ngôi chùa nhỏ nằm giữa một cái hồ lớn, nơi cô lập với thế giới hiện đại bên ngoài, nơi chỉ có chú ta và sư phụ của mình với 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông được khắc họa một cách chi tiết, mùa qua mùa rồi năm qua năm. Trong đó:
Mùa xuân – Một chú tiểu buộc đá vào lưng cá. Cùng cảnh ngộ đang chờ đợi một con ếch và một con rắn. Nhà sư trẻ đi lang thang trong suối để tìm con cá và con ếch như hình phạt của ông ta do vị sư già phân chia.
Mùa hạ – Đến nơi ẩn cư hoang vắng, một cô gái đến dưỡng bệnh. Chẳng bao lâu, tình cảm ấm áp đối với cô gái nảy mầm trong trái tim chàng trai khi này đã ở tuổi 17. Tình yêu của họ bắt đầu lớn dần lên như sự gợn sóng ngày càng lớn ở trên bề mặt nước.
Mùa thu – Chàng trai trở về ẩn cư trên núi khi còn là một thanh niên ngoài ba mươi tuổi sau khi phạm tội giết người. Vị sư già quất roi sau khi phát hiện nam thanh niên định tự tử trước tượng Phật. Nhà sư ra lệnh cho anh ta khắc Pranja-parpamitasutra, trong khi đó anh ta tìm thấy sự bình yên trong lòng.
Mùa đông – Nhà sư, lúc này đang ở độ tuổi “gần đất xa trời” chính thức về ở ẩn trong một nơi bị bỏ hoang trên núi. Một người phụ nữ đeo mạng che mặt đến thăm nơi ẩn náu cùng một đứa trẻ. Cô ấy bỏ lại đứa con của mình và nhanh chóng rời đi
rồi lại mùa xuân – Vị sư già sống với một nhà sư trẻ khác đang có một thời gian yên bình trong ẩn thất … vòng quay của cuộc sống cứ thế tiếp tục.